1/ Thế nào là răng móm?
Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại.
Biểu hiện của móm khá dễ nhận biết và bạn có thể tự quan sát tại nhà: Hàm dưới đưa ra phía trước khiến vùng môi dưới hay vùng cằm nhô; khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa; khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.
Những bạn gặp phải tình trạng răng móm, điều đầu tiên bạn phải đối mặt chính là về mặt thẩm mỹ. Nó khiến bạn không tự ti khi giao tiếp, không dám thể hiện bản thân để rồi bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống. Bên cạnh đó, là những khó khăn trong việc ăn uống và chăm sóc răng miệng, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, dạ dày, đường ruột…
2/ Những nguyên nhân gây ra móm thường gặp:
Yếu tố di truyền: Nguyên nhân gây móm có 90% tỷ lệ xuất phát do yếu tố di truyền. Điều đó nghĩa là nếu cha mẹ, ông bà có người bị móm bẩm sinh (không tính móm do ngoại lực, tuổi tác) sẽ dễ di truyền sang đời sau. Những người bị móm di truyền sẽ có các đoạn gen ức chế hàm trên phát triển hoặc gen khiến hàm dưới quá phát. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng giữa 2 hàm và tạo ra hiện tượng móm.
Thói quen xấu: Những tật xấu mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cũng có thể là lý do gây móm. Duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài sẽ khiến răng cửa dần bị sai lệch, nặng hơn là làm xương hàm phát triển không đúng cách và tạo ra móm
Mất răng: Nếu vì lý do nào đó bị mất răng & không phục hồi sớm thì cũng dễ gây ra hiện tượng móm. Lý do vì khu vực bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, từ đó làm lợi bị tụt và hàm răng trở nên xô lệch. Đặc biệt khi mất răng hàm trên, xương hàm bị tiêu lâu sẽ khiến diện tích hàm trên bị ngót lại, từ đó gây ra móm. Càng mất nhiều răng thì biểu hiện móm ra ngoài sẽ càng rõ.
3/ Cách nhận biết răng móm:
Bên cạnh phân chia móm theo mức độ nặng hay nhẹ, các bác sĩ lại thường dựa vào nguyên nhân móm để phân loại. Từ đó sẽ hỗ trợ lập phương án điều trị hiệu quả hơn.
- Răng móm: Móm do răng được xác định bởi hướng mọc và trục của nhóm răng cửa. Thay vì mọc thẳng đứng & song song với nướu thì nhóm răng cửa dưới sẽ mọc chéo ra trước, từ đó khiến phần môi dưới bị đẩy ra nhiều hơn và tạo thành móm răng.
Răng móm là trường hợp dễ điều trị và không cần can thiệp sâu. Tuy nhiên cần xử lý sớm để tránh các biến chứng xấu, đặc biệt là khi phát hiện các dấu hiệu móm ở trẻ em.
- Hàm móm: Những người bị hàm móm sẽ vẫn có nhóm răng cửa mọc thẳng, tuy nhiên toàn bộ cấu trúc xương hàm dưới sẽ bị chìa ra trước.
Móm hàm tuy khó phát hiện & khó can thiệp nhưng nếu được chuẩn đoán sớm thì bác sĩ sẽ có những giải pháp phù hợp, từ đó hạn chế mức độ móm có thể xảy ra & giảm thiểu mức độ phức tạp khi điều trị.
- Móm do cả răng lẫn hàm: Trường hợp móm do cả răng lẫn hàm thường phức tạp & khó điều trị nhất. Người bị móm phức hợp sẽ vừa có trục của nhóm răng cửa chìa ra trước, vừa có cấu trúc xương hàm dưới phát triển quá mạnh.
Xem thêm: các phương pháp niềng răng móm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét